Miễn phí vận chuyển toàn quốc với đơn hàng từ 800K

Cách chăm sóc cho làn da đang bị căng thẳng hiệu quả nhất

Cách chăm sóc cho làn da đang bị căng thẳng hiệu quả nhất

Làn da của chúng ta luôn phải đối mặt với vô số những tác nhân gây hại từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Đối với những ảnh hưởng từ bên ngoài, ánh nắng mặt trời và sự ô nhiễm môi trường là một trong những “kẻ địch” hàng đầu của làn da. Trong khi đó, sự thay đổi nội tiết tố và tinh thần căng thẳng đều là những tác nhân từ bên trong. 

1. STRESS ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN LÀN DA?

Bất kỳ loại căng thẳng nào cũng có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn. Chuyên gia da liễu đến từ New York, Lara Devgan chia sẻ rằng stress có khả năng kích thích sản sinh cortisol. Đây là một loại hormone gây hại cho da. Cortisol có thể làm tăng nguy cơ viêm da và nổi mụn. Viêm da là một trong những triệu chứng mà hầu hết các cô nàng đều e ngại. Đặc biệt là đối với những nàng sở hữu làn da nhạy cảm. 

Da bị stress do căng thẳng tâm lý

Bên cạnh sản sinh cortisol, tinh thần căng thẳng còn làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi đề cập đến yếu tố chăm sóc da mặt, giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng. Việc thường xuyên thiếu ngủ sẽ dẫn đến những dấu vết “mệt mỏi” dần xuất hiện trên da. Trong đó, phổ biến nhất chính là nếp nhăn và quầng thâm mắt. Học viện Da liễu Mỹ (AAD) cho biết stress sẽ khiến vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. 

2. HÃY DÀNH CHO DA MỘT KỲ NGHỈ

Khi phải đối mặt với stress, các chuyên gia da liễu khuyên rằng bạn nên cho da được “nghỉ ngơi”. Trong giai đoạn này, làn da trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Vì thế, bạn nên chăm sóc da mặt bằng những dòng mỹ phẩm dịu nhẹ và tự nhiên. Các nàng nên tránh dưỡng da bằng những sản phẩm chứa cồn và mùi hương. 

Không nên trang điểm quá đậm

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế việc trang điểm đậm. Đây là thời điểm bạn nên cho da được thông thoáng và dễ thở. Lớp makeup quá dày sẽ tạo thêm áp lực cho da, từ đó khiến làn da của bạn trở nên “mệt mỏi” hơn.

3. CHĂM SÓC DA KHI BỊ MẨN VÀ NGỨA

Mẩn đỏ và ngứa là những triệu chứng thường xuất hiện khi làn da bị căng thẳng. Đầu tiên, bạn nên tìm ra được sản phẩm dưỡng có khả năng gây kích ứng cao cho da. Một trong những giải pháp tốt nhất trong lúc này chính là skin fasting. Đây là phương pháp hiệu quả giúp bạn nhận biết dòng mỹ phẩm không phù hợp cho da.

Sau khi da đã dần ổn định, bạn có thể cân nhắc sử dụng mỹ phẩm có chứa retinol. Thành phần này có khả năng thúc đẩy quá trình cấu tạo lại tế bào da. Nhờ đó mà làn da của bạn có thể được chữa lành nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm có chứa lượng retinol phù hợp và an toàn với da của mình.

Da bị nổi mẩn ngứa

Kem dưỡng ẩm và làm mềm da cũng rất cần thiết cho làn da bị mẩn đỏ. Bạn nên lựa chọn dòng kem dưỡng với kết cấu kem nhẹ và có khả năng xây dựng lớp bảo vệ cho da. Trong trường hợp tình trạng mẩn đỏ trở nên nghiêm trọng, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia da liễu.

4. CHĂM SÓC DA MỤN

Mụn trứng cá và da đổ dầu đều là những kết quả phổ biến gây ra bởi stress. Trong giai đoạn “bùng phát” mụn do căng thẳng, bạn nên rửa mặt hai lần một ngày. Đặc biệt, các nàng không nên tẩy tế bào chết quá thường xuyên để tránh gây trầy xước và gây viêm da. Đối với những nốt mụn, các chuyên gia tin dùng hai thành phần benzoyl peroxide và salicylic acid. Đây chính là hai cái tên nổi bật với khả năng trị mụn hiệu quả. 

Da lên mụn nhiều ở hai má

Khi da đổ nhiều dầu, bạn càng nên tập trung dưỡng ẩm kỹ lưỡng cho da. Việc cân bằng độ ẩm sẽ giúp giảm thiểu sản sinh dầu thừa trên da. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên chọn dòng dưỡng có kết cấu nhẹ và chứa thành phần axit hyaluronic. Những sản phẩm dưỡng này giúp dưỡng ẩm cho da mà không tăng khả năng gây mụn. 

5. BÍ QUYẾT CHO LÀN DA KHÔ

Đối với những cô nàng gặp phải tình trạng khô da, cần lưu ý chỉ nên rửa mặt một lần trong ngày. Nếu da xuất hiện tình trạng bong tróc, các nàng có thể tẩy tế bào chết bằng sản phẩm dịu nhẹ. Thao tác này giúp loại bỏ lớp da chết và cho phép kem dưỡng ẩm thẩm thấu vào da tốt hơn. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm chứa axit hyaluronic, ceramide hoặc vitamin E.

← Bài trước Bài sau →