Miễn phí vận chuyển toàn quốc với đơn hàng từ 800K

Ăn ngọt và những tác hại với làn da và sức khỏe

Ăn ngọt và những tác hại với làn da và sức khỏe

Những tín đồ “hảo ngọt” không chỉ đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp… mà với nhan sắc và làn da đường còn là kẻ thù vô cùng "đáng sợ".



Đầu tiên chúng ta sẽ nói về phản ứng dư đường? 

Điều này xảy ra khi cơ thể chúng ta nạp đường vào nhiều hơn mức cần dùng. Khi lượng đường đi vào máu của bạn, phân tử đường và phân tử protein sẽ có sự liên kết với nhau gây ra quá trình lão hóa sớm bởi một quá trình nguy hại được gọi là “Glycation”. Glycation sẽ phá hủy sự linh hoạt của da, khiến những sợi collagen, elastin, bị đứt gẫy và sụp xuống, làm cho da mất khả năng đàn hồi từ đó dẫn đến việc hình thành các nếp nhăn.



Những nguy hại của đường đối với làn da và sức khoẻ?

- Đường khiến cơ thể và làn da lão hóa sớm do quá trình “Glycation” tạo ra các nếp nhăn, khiến bạn già đi trông thấy.

- Tạo thành các quầng thâm mắt lại do quá trình glycation sản xuất ra các hợp chất độc hại được gọi là Advanced Glycation End Products hoặc AGEs sẽ gây ra quầng thâm dưới mắt.

- Đường ngăn chặn các hormone tăng trưởng Human Growth Hormone (HGH) giúp điều chỉnh cấu tạo cơ thể, cơ bắp, tăng trưởng xương, chuyển hóa chất béo và cũng như các chức năng của tim. 

- Sử dụng nhiều đường cũng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây vỡ mao mạch, mất độ đàn hồi da, và phá hủy một số tế bào. Đồng thời cũng làm giảm tuổi thọ của các tế bào do cung cấp năng lượng khiến chúng hoạt động mạnh mẽ, phân chia nhanh chóng. 

- Đường còn kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động, da vì thế sẽ nhờn bóng hơn, chất cặn bã và chất bài tiết sẽ nhiều hơn, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn trứng cá, viêm da.

- Lượng đường dư thừa sẽ “lang thang” và đeo bám vào bất kỳ tế bào tội nghiệp nào nó tóm được. Nếu bám được vào các các protein, ADN và các mô mỡ, đường sẽ gây xơ cứng mô, thậm chíbị phá vỡ. Hậu quả là bệnh tiểu đường hoặc tổn thương một cơ quan nào đó.


Làm sao để giảm thiểu lượng đường đưa vào cơ thể?

- Uống nước khi bất chợt có những cơn thèm ngọt vì đó chính là dấu hiệu của cơ thể bạn đang mất nước. Vì vậy, bạn nên lựa chọn bổ sung bằng một ly nước lọc, nước dừa hoặc trà xanh.

- Khi sử dụng bất cứ sản phẩm thức ăn đồ uống, hãy xem kỹ thông tin về sản phẩm để hạn chế lượng đường. Vì chúng thường được thay thế bằng một số tên gọi khác như glucose, nước trái cây cô đặc và nước mía ép đã bay hơi (evaporated cane juice), high-fructose corn syrup (HFCS), mật cây thùa, fructose (đường trái cây), dextrose, caramel hoặc xi-rô .

- Nên lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số GI (Glycemic Index) thấp bao gồm ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.

- Thử nghiệm với các loại gia vị như quế, nhục đậu khấu và đinh hương sẽ góp phần tạo thêm vị ngọt tự nhiên cho thức ăn. Đặc biệt, quế cũng là gia vị giúp làm giảm lượng đường trong máu.

- Các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 4 tiếng với các thực phẩm lành mạnh, giúp duy trì mức độ đường trong máu được ổn định và không có cảm giác thèm ăn thêm nhiều đường.

- Đặc biệt, rượu có thể được chuyển hóa thành đường. Thêm vào đó, nó có thể mang đến cho bạn cảm giác đói, thèm ăn. Thế nên, bạn hãy chú ý khi uống rượu cũng như bổ sung nước khi uống rượu.

Người phụ nữ nào cũng lo sợ những nếp nhăn xuất hiên. Quá trình không mong đợi ấy sẽ đến chậm hơn khi chúng ta đã nhận dạng được một kẻ thù nguy hiểm chính là những viên đường ngọt ngào. Hãy luôn nhớ rằng phản ứng dư đường luôn sẵn sàng xảy ra. Đó là khi bạn nhấm nháp một ly chè ngọt lịm hay thưởng thức một chiếc bánh thơm ngon. Vì vậy, phải cực kì hạn chế với các thức ăn giàu đường và tinh bột.

← Bài trước Bài sau →